"Khô cành khô quả" là bệnh hại phổ biến tại nhiều vườn cà phê, đặc biệt là trong mùa mưa. Bệnh diễn tiến nhanh, bùng phát mạnh, gây ra thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê
Nguyên nhân gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê
- Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê do tổ hợp của 3 loại nấm hại là: Colletotrichum, Cercospora và Corticium salmonicolor gây ra.
- Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ không khí cao từ 29 - 31 độ C, độ ẩm không khí 67%.
- Bệnh gây hại mạnh tại các vườn có chế độ chăm sóc kém, bị che bóng, kém thông thoáng, ít được bón phân.
Biểu hiện gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê
Trên quả:
Biểu hiện bệnh khô cành khô quả trên quả cà phê
- Bệnh xuất hiện mạnh vào giai đoạn quả cà phê trưởng thành ở những vị trí dễ bị đọng nước như gần cuống quả hoặc điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau.
- Vết bệnh ban đầu trên quả có màu vàng nhạt, lan rộng ra theo thời gian, sau đó chuyển sang màu vàng nâu hoặc nâu sẫm rồi lõm xuống. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan khắp quả, chuyển đen, khô lại rồi rụng.
Trên cành:
Biểu hiện bệnh trên cành cây cà phê
- Vết bệnh xuất hiện trên cành có màu nâu vàng, kích thước nhỏ, sau đó chuyển dần sang nâu và nâu sẫm, lan rộng ra khắp đốt cành, lõm xuống so với các vùng xung quanh.
Trên lá:
Xuất hiện các đốm nâu đen bao bọc bởi quầng vàng, lan rộng ra khắp lá, bệnh nặng làm lá rụng.
Hậu quả bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê là gì?
Bệnh khiến quả cà phê khô, thối đen hàng loạt
- Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê khiến cành khô đen, trơ trụi lá, quả khô, rụng trái hàng loạt. Nghiêm trọng hơn gây chết cây.
- Nếu không có biện pháp phòng ngừa và khắc phục đúng cách có thể gây giảm năng suất cà phê lên đến 75%, tạo ra thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con nông dân.
Cần phải làm gì để phòng bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê?
Về canh tác
- Sử dụng giống cà phê có khả năng kháng bệnh tốt
- Mật độ trồng thích hợp, không trồng quá dày
- Không bón dư đạm
- Hệ thống thoát nước tốt
- Thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành bệnh
Về biện pháp phòng trừ bệnh
- Chủ động phòng bệnh bằng các sản phẩm trị nấm hại chuyên biệt
- Nên phun định kỳ, đều đặn, trước và trong suốt mùa mưa
- Ưu tiên dùng sản phẩm sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và cây trồng
Thuốc sinh học phòng trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê hiệu quả, an toàn
- King F2 là sản phẩm sinh học chuyên đặc trị bệnh do nấm khuẩn gây ra trên thân, lá, quả cà phê. Điển hình là các bệnh khô cành khô quả, thối thân, xì mủ, thán thư, phấn trắng, sương mai,...
- Hàm lượng cao bào tử nấm Chaetomium, Trichoderma, kết hợp với kháng sinh tự nhiên có trong sản phẩm sẽ tác động nhanh chóng ngay khi được phun lên cây giúp cây đứng bệnh tức thì, tiêu diệt nhanh các loại bệnh hại do nấm khuẩn gây ra.
- Đồng thời, King F2 giúp nâng cao miễn dịch cây trồng, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi, tạo ra hàng rào bảo vệ toàn diện cho cây.
- Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học độc quyền, an toàn cho người sử dụng, không gây chai hóa, bạc màu đất. Không lo tồn dư hóa chất, an tâm xuất khẩu.
Hướng dẫn sử dụng King F2
King F2 Chai 500ML:
✔️ Trị bệnh: Pha với 200 lít nước. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
✔️ Phòng bệnh: Pha 400 lít nước. Định kỳ 15 - 30 ngày/lần, tùy vào thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
✔️ Có thể kết hợp King F2 với King Nano Cu giúp cây tăng sức đề kháng và dừng bệnh khẩn cấp khi cây nhiễm bệnh.
Bài viết trên đây, Kingbioworld đã cung cấp các dấu hiệu nhận biết cũng như những biện pháp giúp phòng trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê hiệu quả, an toàn. Bà con cần được tư vấn thêm về tình trạng bệnh, vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.366.870 để được kỹ sư giải đáp miễn phí!