Bệnh lem lép hạt trên lúa

Bệnh lem lép hạt, đây là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn hoàn toàn không có gạo. Bởi thế, hiểu về bản chất của bệnh, có các biện pháp phòng trừ giúp quá trình canh tác diễn ra suôn sẻ. Tham khảo qua bài viết giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong thâm canh cây lúa nước thành công nhất.

Tên thường gọi: Bệnh lem lép hạt, thối hạt, lép vàng, thối hạt vi khuẩn

Tên khoa học: Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae)

Các loại cây trồng thường bị: Cây lúa…

Tùy theo mùa vụ mà  tác nhân gây lem lép hạt sẽ khác nhau.

- Vụ Hè Thu: nếu bị mưa to, gió lớn, nắng nóng lúc trổ bông, thời tiết nóng ẩm rất thích hợp cho các loài vi khuẩn như bạc lá, các nấm như khô vằn và nhện gié phát triển gây hại nặng.

- Vụ Đông Xuân: nếu ruộng bị bón dư phân đạm, lại gieo (sạ), cấy dày, thời tiết âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều và se lạnh là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn gây hại nặng.

 

Triệu chứng bệnh lem lép hạt trên lúa:

Lem lép hạt lúa là vấn đề thường gặp khi cây lúa đã trổ bông. Căn bệnh này xuất hiện khi hạt lúa có phần vỏ trấu sậm màu, dần chuyền từ lâu sang đen, từ đốm đen tới chuyền màu toàn bộ. Nó xuất hiện cả trên hạt lúa có gạo và hạt bị lép. Tình trạng này khi xuất hiện gây ra tác động tiêu cực tới năng suất, cũng như chất lượng của hạt lúa khi thu hoạch.

Thậm chí, với những vết nặng còn khiến hạt lúa bị lủng, thậm chí là lép hoàn toàn. Lem lép lúa được biết tới là chứng bệnh phổ biến trong diện tích ruộng trông ở nước ta, cũng như nhiều khu vực trên phạm vi toàn cầu. Loại bệnh trên hạt lúa này có thể xuất hiện ở mọi mùa vụ, với mức độ nghiêm trọng khác nhau và chưa có giống lúa nào có khả năng kháng, hay chống chịu được bệnh hiệu quả.

Với bệnh hại này trên cây lúa sẽ phát triển theo 3 giai đoạn khác nhau. Cụ thể từng giai đoạn sẽ là:

  • Lép trắng: lúc này, hạt lúa sẽ có tình trạng lép mang màu trắng khi mới trổ bông.
  • Lép xanh: loại lem lép này xuất hiện khi lúa đã trổ bông song hạt lép vẫn còn, sẽ mang màu xanh đặc trưng.
  • Lép đen: lúc này, hạt lép chuyển sang màu đen, hoặc nâu đen và không thể cho hạt gạo khi thu hoạch.

 

Nguyên nhân bệnh lem lép hạt:

  • Do côn trùng, đặt biệt là nhện gié.

  • Điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác: Mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển; gieo (sạ), cấy dầy; bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm.
  • Do nấm và vi khuẩn gây bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh lem lép hạt.
  • Vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pseudomonas glumae gây bệnh thối đen.  
  •  Một số nấm gây bệnh trên hạt như:  Alternaria padwickiiBipolaris oryzaeFusarium spCurvularia lunataMicrodochium 
  • oryzaePhoma sp, Pyricularia oryzaeSarocladium oryzae, Septoria spTilletia barclayanaUstilagonoides virens

 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lem lép hạt trên cây lúa

Muốn giảm thiểu nguy cơ bệnh xuất hiện, hay giảm đi tác động của bệnh lên diện tích trồng lúa cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Sẽ không một giải pháp đơn lẻ nào có thể đem lại kết quả như ý. Trong đó, một vài phương pháp bà con nên cân nhắc để áp dụng như:

  • Lựa chọn hạt giống cho vụ mùa sau tuyệt đối không lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh lem lép. Đồng thời, với hạt giống trước khi đưa vào ngâm ủ cần tiến hành phơi khô, đồng thời loại bỏ những hạt bị lem lép hoàn toàn.
  • Tiến hành xử lý hạt giống bằng một số loại thuốc giúp ngăn ngừa nấm gây hại có thể xuất hiện trước khi tiến hành việc ngâm ủ. Dùng thuộc đặc trị để pha theo đúng nồng độ, ngâm trong 24 – 36h sau đó vớt ra và đãi sạch lại bằng nước.
  • Nên cân nhắc điều chỉnh thời vụ xuống giống để thời điểm lúa trỗ bông và chín tránh được khoảng thời gian mưa quá nhiều, loại bỏ điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tấn công vào hạt lúa.
  • Chú ý tới việc bón phân đầy đủ, có sự cân đối giữa các loại nhằm duy trì dinh dưỡng cần thiết trong đất. Ngoài ra, chú ý không để lúa thừa đạm có thể dẫn tới các bệnh như vàng lá chín sớm, đạo ôn, hay khô vằn,… là tiền đề cho bệnh lem lép hạt xảy ra. Ngoài ra, không để ruộng lúa thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh đốm lâu, tiêm lửa,… sẽ gây hại cho cây lúa, mầm bệnh lem lép hạt có điều kiện tấn công.
  • Đối với diện tích ruộng nhiễm phèn, dư thừa xác hữu cơ nên chủ động bón phân lân, rắc thêm vôi bột để kiểm soát tốt hơn.
  • Cây lá khi bước vào thời điểm trỗ chín nên chú ý tới việc phòng trừ bệnh, từ đó có thể giảm thiểu tối đa bệnh tình xuất hiện.
  • Chủ động phun xịt thuốc đặc trị trên diện tích ruộng trồng thường xuyên bị lem lép hạt vào thời điểm cây lúa bằng đầu trỗ bông, trỗ đều.

Phòng trừ sâu bệnh hại là yêu cầu bắt buộc trong thâm canh cây lúa. Phòng bệnh đúng cách luôn là cách đảm bảo năng suất, chất lượng của từng hạt lúa, hạt gạo. Với bệnh lem lép hạt lúa có nhiều cách phòng từ kể trên bà con nên tham khảo và áp dụng để diện tích canh tác của gia đình được bảo vệ tốt, chăm sóc toàn diện và hiệu quả cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline