Rầy nhảy là một trong những loài côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng khiến năng suất và chất lượng trái suy giảm đáng kể. Hiểu rõ dấu hiệu và áp dụng biện pháp phòng trị hiệu quả sẽ giúp bà con bảo vệ vườn sầu riêng khỏe mạnh, nâng cao giá trị kinh tế. Cùng khám phá ngay giải pháp an toàn và bền vững trong bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
Rầy nhảy trên cây sầu riêng
Thông tin chung về rầy nhảy trên cây sầu riêng
Đặc điểm nhận diện
- Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn, có kích thước nhỏ (2–3 mm), màu vàng nhạt, cánh trong suốt, có các sợi như đuôi hình thành ở phía sau cơ thể.
- Chúng thường xuất hiện ở mặt dưới lá, đặc biệt ở lá non. Gây hại mạnh nhất vào mùa mưa và giai đoạn cây ra lá non.
- Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng, có màu vàng nhạt, hình bầu dục, kích thước khoảng 1mm.
Rầy nhảy gây hại mạnh trong điều kiện nào?
- Rầy nhảy thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.
- Các vườn sầu riêng rậm rạp, ít thông thoáng, thiếu biện pháp phòng trừ rầy nhảy phù hợp cũng tạo điều kiện cho rầy gây hại.
Dấu hiệu nhận biết rầy nhảy trên cây sầu riêng
Rầy nhảy (rầy phấn) trên cây sầu riêng
- Cả ấu trùng và thành trùng của rầy nhảy trên cây sầu riêng đều chích hút lá non, lá thường có những chấm vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn, quăn queo, rụng hàng loạt và khô ngọn.
- Tại nơi rầy nhảy gây hại sẽ thu hút nấm bồ hóng, bám kín đen mặt lá, gây cản trở quang hợp.
- Trong giai đoạn ra hoa, rầy nhảy sẽ làm bông nhỏ, kém phát triển, khô bông, rụng bông.
Hậu quả rầy nhảy gây ra cho cây sầu riêng
Rầy nhảy chích hút khiến lá sầu riêng khô héo, rụng hàng loạt
- Rầy nhảy chích hút lá làm rụng lá, thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, gây suy cây, cây kém phát triển.
- Cây sầu riêng bị rầy nhảy gây hại không thể đậu trái hoặc đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém, suy giảm năng suất nghiêm trọng đến 50% nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Vết thương do rầy gây ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại.
Biện pháp phòng ngừa rầy nhảy trên cây sầu riêng
Biện pháp phòng ngừa rầy nhảy trên cây sầu riêng
- Kiểm tra vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn sầu riêng ra đọt non để kịp thời phát hiện bệnh.
- Khi rầy mới xuất hiện, có thể tưới nước bằng vòi phun mạnh lên ngọn để rửa sạch rầy non.
- Cắt tỉa cành lá định kỳ, giữ cho vườn thông thoáng.
- Sử dụng thiên địch của rầy nhảy như bọ rùa, nhện, bọ cánh lưới, ong ký sinh,… để hạn chế rầy nhảy gây hại.
Biện pháp hóa học
- Bà con có thể sử dụng các hoạt chất như Thiamethoxam, Buprofezin, Etofenprox,...
Lưu ý:
- Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học để đặc trị rầy, tránh gây hại cho lá non, bông, thiên địch và đất trồng
- Xử lý bệnh càng sớm càng tốt, tránh để rầy phát sinh mật độ cao, gây hại nặng
- Nếu dùng hoạt chất hóa học mạnh để đặc trị rầy, nên luân phiên sử dụng để hạn chế bộc phát tính kháng của rầy.
Biện pháp sinh học xử lý rầy nhảy hiệu quả, an toàn
- Phun phòng bệnh định kỳ 15 - 30 ngày/lần bằng sản phẩm sinh học King Vita: Gói 200gr, pha với 400 lít nước
- Đặc trị bệnh bằng King Vita + King 100, pha với 300 lít nước, phun đều, ướt đẫm cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán sầu.
- Với thành phần sinh học cao cấp từ 5 loại nấm màu cùng chủng vi khuẩn mạnh và virus đặc hiệu, King Vita cho hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rõ rệt chỉ sau 2 lần phun. Đảm bảo an toàn cho cây trồng, môi trường đất và sức khỏe con người. Đáp ứng mọi yêu cầu xuất khẩu khắt khe nhất.
Bà con trồng sầu riêng tin tưởng sử dụng sản phẩm King Vita
Hy vọng những thông tin trên của Kingbioworld đã giúp bà con hiểu rõ hơn về rầy nhảy và có cho mình cách phòng trừ hiệu quả, an toàn.
Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật canh tác hoặc các sản phẩm sinh học hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay với Kingbioworld qua hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ tận tình, miễn phí!