Xử lý nhanh chóng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu bằng biện pháp sinh học

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu có diễn biến nhanh, lây lan mạnh khiến cây chết hàng loạt, tác động xấu đến kinh tế của bà con nông dân. Cùng Kingbioworld tìm hiểu cách phòng trừ hiệu quả căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh

Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
- Tác nhân chính gây nên bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu là nấm Phytophthora spp. Trong đó, 2 loài gây hại nặng nhất là Phytophthora tropicalis và Phytophthora capsici.
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhất là những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao tại các vườn có hệ thống thoát nước kém, bón ít phân chuồng, đất thiếu Ca, Mg, Kali nhưng lại có hàm lượng đạm quá cao.
- Ngoài ra, trong những năm có hạn hán kéo dài, bệnh tiêu điên cũng gây hại mạnh do cây bị “stress", tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hại tấn công.

Biểu hiện bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu là gì?

Biểu hiện bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

- Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây, tấn công tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là phần thân sát mặt đất. 
- Bệnh khiến toàn bộ hệ thống mạch dẫn và rễ cây thối nhũn, thâm đen, có mùi hôi khó chịu.
- Lá cây đột ngột úa vàng, héo rũ, mép lá co lại, rụng đồng loạt.
- Quả tiêu bị bệnh thường nhăn nheo, khô nước, dính trên cây.


Hậu quả bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
- Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu lây lan rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm chết cây hàng loạt, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế.
- Khi xuất hiện các biểu hiện bệnh trên lá cũng là lúc cây đã nhiễm bệnh nặng, cây sẽ chết chỉ sau vài ngày, không thể cứu chữa. Lúc này bà con cần nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh ngay lập tức tránh nấm bệnh lây lan.
- Vì vậy, bà con cần chủ động phòng ngừa cho vườn tiêu từ sớm để cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế tối đa nấm bệnh. 


Cần phải làm gì để phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu?


 

Diễn biến bệnh trên đồng ruộng rất nhanh, thường khi lá bắt đầu héo thì nấm bệnh đã ăn sâu vào bên trong các bộ phận của cây. Do vậy, đối với bệnh chết nhanh áp dụng biện pháp phòng bệnh là chủ yếu.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi vườn hồ tiêu trong mùa mưa để biết được biễn biến của bệnh, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
- Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh, có sức chống chịu tốt.
- Trồng đúng mật độ, xử lý kỹ đất trước khi ươm giống và gieo trồng.
- Luân canh trồng cây cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu. 
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Hạn chế xới xáo, tạo ra các vết thương hở cho thân ngầm và rễ cây.
- Tưới nước đầy đủ, thoát nước kịp thời.
- Tủ gốc vào mùa khô cho cây bằng các vật liệu như cây đậu tương, cây họ đậu, rơm rạ,...

 

Xử lý bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu bằng biện pháp sinh học an toàn, hiệu quả
- Bước 1: Tiến hành nhổ bỏ, thu gom các cây bệnh ra khỏi vườn để mang đi tiêu hủy, xử lý tập trung.
- Bước 2: Phun bộ đôi sản phẩm King F2King Nano Cu để tẩy rửa vườn, phòng trị nấm bệnh lây lan trên cây.
- Bước 3: Tưới bộ 3 sản phẩm King F1, King ST1King Trichoderma xuống rễ và vùng đất quanh gốc để phòng trị nấm và tuyến trùng dưới đất, đồng thời xử lý luôn các hố đã đào bỏ.
- Xử lý bệnh trên cây và dưới đất từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
- Khi vườn cây đã ổn định, tiến hành phun phòng, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

 

Hi vọng qua bài viết chia sẻ thông tin về bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu của Kingbioworld, bà con sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chủ động trong công tác phòng chống bệnh, mang lại những vụ mùa năng suất cao, chất lượng tốt.

Nếu bà con cần được hỗ trợ thêm về bệnh hoặc sản phẩm, hãy gọi ngay đến hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp của Kingbioworld tư vấn miễn phí.
 

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline