Giai đoạn ra bông quyết định năng suất và chất lượng sầu riêng. Nếu không phòng bệnh kịp thời, bông có thể rụng hàng loạt, gây tổn thất kinh tế lớn.
Bài viết dưới đây của Kingbioworld sẽ giúp bà con nhận diện 4 bệnh phổ biến trên bông sầu riêng và cách phòng trị hiệu quả để bảo vệ vườn cây, gia tăng năng suất.
Dấu hiệu chung khi bông sầu riêng nhiễm bệnh
Khi bị nhiễm bệnh, bông sầu riêng thường có các dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu trái. Dưới đây là một số dấu hiệu chung dễ nhận biết:
- Biến đổi màu sắc: Bông có thể chuyển sang màu nâu, đen hoặc xuất hiện đốm vàng, nâu bất thường trên cánh hoa.
- Héo rũ, rụng sớm: Hoa bị bệnh thường héo nhanh, mất sức sống và rụng sớm trước khi kịp thụ phấn.
- Bề mặt bông có lớp mốc hoặc dịch nhầy: Một số bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây ra có thể làm bông xuất hiện lớp mốc trắng, xám hoặc có dịch nhầy.
- Bông sần sùi, biến dạng: Khi bị tác nhân gây bệnh tấn công, bông có thể không nở hoàn toàn, dị dạng hoặc phát triển không đồng đều.
- Có mùi hôi, thối: Một số bệnh có thể khiến bông sầu riêng có mùi khó chịu do quá trình phân hủy mô hoa.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này giúp nhà vườn có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn bệnh lây lan, bảo vệ năng suất cây trồng.
4 bệnh nguy hiểm gây rụng bông sầu riêng hàng loạt
1. Bệnh thán thư mắt cua (đen mắt cua, cháy mắt cua)
- Bệnh thán thư mắt cua do nấm Colletotrichum gây ra. Lây lan nhanh trong điều kiện mưa nhiều, sương sớm dày đặc, ẩm độ cao.
- Biểu hiện bệnh điển hình nhất là trong cùng 1 chùm, có 1 bộ phận mắt cua đang sáng, vàng đẹp, chỉ sau 2 - 3 ngày chuyển dần sang màu đen, nặng sẽ bị rụng mắt cua.
- Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, làm giảm tỷ lệ đậu trái nghiêm trọng.
Cách phòng và trị bệnh
- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
- Phun King F1 định kỳ 15 - 30 ngày/lần để ngăn ngừa nấm bệnh gây hại trong suốt mùa vụ.
- Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa dầm, mưa đêm, sương sớm dày đặc bà con nên thực hiện thao tác rửa mắt cua, tránh nấm bệnh phát sinh mạnh trong môi trường này.
- Bón phân cân đối, tránh dư đạm, giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng tự nhiên.
2. Bệnh héo rũ bông (xỉu bông, bông dây thun)
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh héo rũ bông do nấm Fusarium gây ra, nấm bệnh tấn công từ cuống hoa, làm gián đoạn quá trình hút nước và dinh dưỡng.
- Bệnh xuất hiện phổ biến khi cây bị sốc thời tiết, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm.
Dấu hiệu nhận biết
- Bông bị héo rũ từ cuống hoa, hoa chuyển màu vàng hoặc nâu, không phát triển được.
- Vết bệnh bắt đầu từ những đốm nhỏ, sau đó lan rộng ra toàn bộ hoa.
- Hoa mất sức sống, khô dần từng chùm và rụng sớm.
Hậu quả
- Khi nấm Fusarium tấn công, cây không thể nuôi dưỡng hoa, khiến hoa khô héo và rụng trước khi thụ phấn.
- Nhiều chùm bông bị ảnh hưởng, làm giảm đáng kể số lượng trái, gây thiệt hại lớn đến năng suất và kinh tế của nhà vườn.
Cách phòng và trị bệnh
- Bón phân hợp lý, tránh dư thừa đạm, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa.
- Phun King F1 định kỳ để phòng nấm bệnh, tập trung vào cuống bông và các vị trí ẩm thấp.
- Cắt tỉa cành thông thoáng, giúp ánh sáng chiếu vào bông, hạn chế độ ẩm cao gây bệnh.
Xem ngay Cách xử lý sầu riêng bị khô bông nhanh chóng
3. Bệnh thối hoa sầu riêng
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thối hoa sầu riêng do nấm Phytophthora gây hại, phát triển mạnh khi ẩm độ cao, mưa nhiều, thoát nước kém.
Dấu hiệu nhận biết
- Hoa nhiễm bệnh xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen, có mùi hôi khó chịu.
- Bông bị mềm nhũn, rất dễ rụng. Bệnh thường bắt đầu từ cuống hoa, sau đó lan ra toàn bộ hoa.
- Cuống hoa bị mốc trắng, sau đó hoa rụng hàng loạt.
Hậu quả
- Khi bệnh lây lan mạnh, cả chùm hoa bị thối, làm giảm tỷ lệ đậu trái nghiêm trọng.
- Nếu không kiểm soát kịp, bệnh có thể lan xuống cành non, lá non, gây thối thân và xì mủ.
Cách phòng và trị bệnh
- Phun King F1 định kỳ để phòng trị nấm bệnh ngay từ sớm.
- Đồng thời, tưới phòng bệnh cho vùng rễ, vì nấm Phytophthora thường lan từ rễ lên hoa, gây ra các bệnh khác như thối rễ, thối thân, xì mủ.
- Kiểm soát độ ẩm, hạn chế tưới nước lên bông trong giai đoạn mưa nhiều.
4. Bệnh phấn trắng trên bông sầu riêng
Bông sầu riêng rụng hàng loạt
Nguyên nhân gây bệnh
- Do nấm Oidium, lây lan nhanh trong điều kiện khô hanh, nóng ẩm.
Dấu hiệu nhận biết
- Xuất hiện lớp phấn trắng mịn trên bề mặt hoa.
- Cánh hoa bị khô lại, giòn, dễ gãy, rụng sớm.
- Hoa bị bệnh không thể phát triển hoàn chỉnh, mà sẽ bị biến dạng, méo mó, khó đậu trái.
Hậu quả
- Bệnh lây lan nhanh từ hoa này sang hoa khác, làm hoa không thể thụ phấn.
- Nếu bệnh nặng, cả vườn hoa có thể bị rụng trước khi kết trái, gây mất mùa nghiêm trọng.
Cách phòng và trị bệnh
- Phun phòng King F1 định kỳ để kiểm soát nấm bệnh, ngăn chặn bệnh phát triển.
- Tăng cường bón phân kali, canxi giúp hoa cứng cáp, tăng sức đề kháng.
King F1 - Giải pháp sinh học bảo vệ bông sầu riêng khỏi nấm hại hiệu quả
King F1 chứa nấm Chaetomium cùng các hoạt chất sinh học từ nấm đối kháng và chủng vi sinh vật đặc hiệu, mang lại hiệu quả đặc trị nấm bệnh rõ rệt, nhanh chóng.
Công dụng
- Giúp phòng và đặc trị các loại nấm hại, vi khuẩn trên cây trồng, đặc biệt là nấm bệnh dưới đất giúp đứng bệnh tức thì, nhanh chóng.
- Tăng sức đề kháng, chống chịu cho cây trước nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Cách dùng
*Đối với pha tưới
- Trị bệnh: Pha với 100 lít nước. Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Phòng bệnh: Pha với 200 lít nước. Tưới định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
*Đối với pha phun :
- Pha với 80 - 100 lít nước. Phun 5 - 7 ngày/lần. Định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
Kết luận
Bông sầu riêng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng trái. Nếu không phòng bệnh từ sớm, cây có thể bị rụng bông hàng loạt, gây thất thu nghiêm trọng.
King F1 là giải pháp hiệu quả giúp đặc trị nấm hại trên cây sầu riêng, bảo vệ hoa phát triển khỏe mạnh, đậu trái thành công.
☎️ Liên hệ ngay: 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư của Kingbioworld tư vấn chi tiết về cách phòng trị bệnh trên bông sầu riêng!
Xem thêm
- Bật mí 4 yếu tố giúp sầu riêng ra hoa mạnh, hoa nở đồng loạt
- Tại sao phải tỉa bông sầu riêng?
- Kinh nghiệm thụ phấn để sầu riêng siêu đậu trái