Bệnh rụng đốt là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rụng đốt trên cây tiêu? Làm sao để phòng và trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
Nguyên nhân gây bệnh rụng đốt trên cây tiêu
- Tác nhân chính gây bệnh rụng đốt là nấm Phytophthora palmivora, tấn công qua rễ và thân cây tiêu, gây phá hủy mạch dẫn, làm đốt bị thối đen và rụng xuống.
- Bệnh phát sinh mạnh trong môi trường có độ ẩm cao, thoát nước kém, vườn tiêu không thông thoáng, thiếu ánh sáng.
- Ngoài ra, sử dụng phân bón không cân đối, đặc biệt là thừa đạm cũng khiến cây suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rụng đốt trên cây tiêu
Trên lá
- Lá tiêu vàng dần, sau đó rụng hàng loạt.
- Bệnh xuất hiện từ lá già, lan dần lên các lá non.
Trên đốt thân
- Đốt tiêu bị thối đen, có mùi hôi, sau đó rụng khỏi dây tiêu.
- Khi cắt ngang đốt, có thể thấy mạch dẫn bị thâm đen.
Trên toàn cây
- Cây tiêu suy yếu, chồi non ra ít, còi cọc, lá xoăn lại.
- Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây chết toàn bộ dây tiêu.
Hậu quả của bệnh rụng đốt trên cây tiêu
- Làm giảm năng suất: Lá và đốt rụng nhiều khiến cây tiêu mất khả năng quang hợp và sinh trưởng kém dẫn đến không thể tập trung nuôi hoa và trái.
- Giảm chất lượng hạt tiêu: Cây yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
- Lây lan nhanh trong vườn: Nếu không xử lý kịp, cả vườn tiêu có thể bị nhiễm bệnh.
- Chi phí phục hồi cao: Sau khi bệnh xuất hiện, cần nhiều biện pháp khắc phục, tốn kém thời gian và chi phí.
Cách phòng trị bệnh rụng đốt trên cây tiêu hiệu quả
Biện pháp canh tác
- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời.
- Tiêu hủy cây bệnh nặng để tránh lây lan sang cây khác.
- Không trồng tiêu trên vùng đất nhiễm bệnh, nên luân canh cây trồng ít nhất 2–3 vụ trước khi trồng tiêu lại để diệt sạch mầm bệnh trong đất.
- Cải tạo đất trồng trước khi xuống giống bằng cách cày xới, phơi đất để diệt nấm bệnh. Xử lý đất bằng King Trichoderma giúp bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất.
- Giữ vườn tiêu thông thoáng: Cắt tỉa cành thừa, tạo khoảng cách hợp lý giữa các trụ tiêu. Hạn chế che bóng quá nhiều để cây nhận đủ ánh sáng.
- Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không làm bồn quá sâu, cần có rãnh thoát nước để tránh ngập úng.
- Vào mùa khô, tủ gốc bằng rơm rạ nhưng không phủ sát gốc để tránh giữ ẩm quá mức.
Quản lý dinh dưỡng hợp lý
- Cân đối phân bón, hạn chế bón thừa đạm vì sẽ làm cây yếu, dễ nhiễm bệnh.
- Bổ sung trung vi lượng giúp cây phát triển đồng đều, tăng sức đề kháng, phục hồi sau bệnh bằng sản phẩm King 68.
- Dùng phân hữu cơ hoai mục đã được ủ kỹ với Trichoderma để cải thiện đất, tránh dùng phân tươi vì dễ phát sinh nấm bệnh.
Sử dụng biện pháp sinh học
- Sử dụng vi sinh vật đối kháng để ức chế nấm Phytophthora palmivora, giúp cây khỏe mạnh hơn bằng sản phẩm King F1 – giải pháp sinh học giúp phòng và trị nấm bệnh trên cây tiêu hiệu quả.
King F1 chứa nấm Chaetomium, các hoạt chất sinh học từ nấm đối kháng và chủng vi sinh vật đặc hiệu giúp:
- Dứt điểm nấm hại gây bệnh trực tiếp trên cây tiêu.
- Bảo vệ rễ tiêu khỏi tác nhân gây hại, giúp cây phục hồi nhanh hơn.
- Tăng sức đề kháng, chống chịu cho cây trước nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Cách sử dụng King F1:
- Đối với pha tưới :
+ Trị bệnh: Pha với 100 lít nước. Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
+ Phòng bệnh: Pha với 200 lít nước. Tưới định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
- Đối với pha phun: Pha với 80 - 100 lít nước. Phun 5 - 7 ngày/lần. Định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
Kết luận
Bệnh rụng đốt trên cây tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tiêu. Việc phòng bệnh sớm bằng cách cải tạo đất, chăm sóc đúng cách và sử dụng biện pháp sinh học như King F1 sẽ giúp vườn tiêu khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật.
Hy vọng những chia sẻ trên của Kingbioworld sẽ giúp bà con có biện pháp phòng trị bệnh rụng đốt hiệu quả, đảm bảo vụ mùa bội thu.
Liên hệ ngay hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ miễn phí!