Nhiều nhà nông gặp tình trạng phun thuốc trừ sâu nhưng sâu bệnh vẫn không giảm, thậm chí còn sinh sôi mạnh hơn trước. Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này?
Cùng Kingbioworld tìm hiểu nguyên nhân làm giảm hiệu quả thuốc trừ sâu và cách khắc phục để bảo vệ cây trồng tốt hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xác định sai thời điểm sử dụng thuốc trừ sâu
- Mỗi loại sâu bệnh có vòng đời và quy luật phát triển khác nhau. Nếu phun thuốc sai thời điểm, hiệu quả sẽ giảm đáng kể.
Ví dụ: Sâu xanh bướm trắng trên bắp cải, nếu phun khi bướm sắp đẻ trứng hoặc sâu đã trưởng thành thì hiệu quả rất thấp. Cần phun đúng thời điểm trứng vừa nở để tiêu diệt sâu non hiệu quả hơn.
Sâu xanh bướm trắng hại bắp cải
Cách khắc phục:
- Theo dõi chặt chẽ vòng đời sâu bệnh để phun thuốc đúng lúc.
- Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để nâng cao hiệu quả phòng trừ.
2. Khả năng kháng thuốc của sâu bệnh ngày càng tăng
- Sâu bệnh có khả năng thích nghi và phát triển sức đề kháng với thuốc trừ sâu, đặc biệt khi sử dụng thuốc thường xuyên mà không luân phiên hoạt chất.
Ví dụ: Sâu xanh đã ghi nhận kháng đến 275 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
Sâu xanh có thể kháng đến 275 loại thuốc trừ sâu khác nhau
Cách khắc phục:
- Luân phiên sử dụng các nhóm thuốc khác nhau để hạn chế kháng thuốc.
- Kết hợp biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch để kiểm soát sâu bệnh tự nhiên.
3. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
Hiệu quả của thuốc trừ sâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường:
- Nhiệt độ tối ưu: 20 - 30°C giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Nhiệt độ thấp (<8°C): Thuốc khó thẩm thấu và kém hiệu quả.
- Nhiệt độ cao (>35°C), nắng gắt: Thuốc dễ bay hơi, giảm hiệu quả.
- Gió mạnh: Thuốc bị thổi trôi, không bám được lên cây trồng.
Cách khắc phục:
- Chọn thời điểm phun hợp lý, tránh lúc trời quá nóng, quá lạnh hoặc có gió mạnh.
- Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để tăng hiệu quả hấp thu.
4. Suy giảm số lượng thiên địch
Một số loài thiên địch trong tự nhiên
- Lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học khiến thiên địch tự nhiên bị tiêu diệt cùng với sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái.
- Kết quả là sâu bệnh dễ bùng phát mạnh hơn sau khi phun thuốc, tạo ra vòng luẩn quẩn.
Cách khắc phục:
- Hạn chế sử dụng thuốc hóa học độc hại, ưu tiên các chế phẩm sinh học an toàn.
- Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, kiến vàng.
5. Không nắm rõ thông tin về sản phẩm trừ sâu
- Nhiều người sử dụng thuốc mà không đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng, cách pha, đối tượng mục tiêu, dẫn đến hiệu quả thấp.
Cách khắc phục:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun.
- Tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn, kinh nghiệm như kỹ sư/chuyên gia để chọn đúng loại thuốc phù hợp.
6. Những hạn chế của thuốc trừ sâu
- Mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng với một số đối tượng sâu bệnh nhất định, không thể tiêu diệt toàn bộ dịch hại.
Ví dụ: Thuốc trừ sâu chuyên diệt sâu khoang sẽ không có tác dụng với rầy nâu.
Cách khắc phục:
- Kết hợp nhiều phương pháp phòng trừ, không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hóa học.
- Chọn thuốc phù hợp với từng loại sâu bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
King Vita - Giải pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cho nhà nông
King Vita chứa thành phần bao gồm 5 chủng nấm màu ký sinh, vi khuẩn mạnh BT, virus đặc hiệu NPV và các hoạt chất sinh học đặc biệt, giúp:
- Phòng trừ côn trùng chích hút (bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp,...); côn trùng cắn phá (sâu, bọ cánh cứng,...).
- Tiêu diệt cả trứng, ấu trùng và con trưởng thành, ngăn chặn sớm quá trình gây hại.
- An toàn với con người, môi trường, vật nuôi, bảo vệ thiên địch.
Liều dùng:
- Trị bệnh: Pha với 300 lít nước. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Phòng bệnh: Pha 400 lít nước. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần tùy tình hình dịch hại.
Lưu ý: Phun ướt đẫm thân, cành, lá và mặt dưới lá để gia tăng hiệu quả phòng trừ.
Hi vọng qua những chia sẻ trên của Kingbioworld, bà con đã nắm được Nguyên nhân nào khiến thuốc trừ sâu giảm hiệu quả. Từ đó chọn cho mình biện pháp khắc phục phù hợp để đón những vụ mùa năng suất!
Liên hệ ngay hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư của Kingbioworld tư vấn về King Vita - giải pháp phòng trừ sâu hại sinh học bền vững!