Bệnh thối thân vi khuẩn trên lúa

Bệnh thối thân lúa là một bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa từ giai đoạn mạ đến lúc lúa chín. Bệnh thối thân lúa thường xuất hiện trên lúa vụ Hè – Thu do thời gian này thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bệnh hay gặp và tiến triển nghiêm trọng trên những ruộng bị ngộ độc hữu cơ, phèn, mặn, ruộng thoát nước kém, nhiễm bệnh đạo ôn,…

Tên thường gọi: Bệnh thói thân vi khuẩn

Tên khoa học: Erwinia sp.

Các loại cây trồng thường bị bệnh: lúa, cà rốt,cải bắp,…

Tác nhân gây bệnh thối thân, thối bẹ, thối gốc, thối rễ

Bệnh thối thân lúa do vi khuẩn Erwinia sp gây ra

Triệu chứng gây bệnh thối thân, thối bẹ, thối gốc, thối rễ

Đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Thời điểm gây chết rụi thường vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh và lây lan bệnh thối thân, thối bẹ, thối gốc, thối rễ

Bệnh gây hại trên lúa vụ hè thu nhiều hơn vụ đông xuân do thời tiết ẩm ướt, nhiều sương mù, độ ẩm không khí cao.

Sự xâm nhập và lan truyền bệnh: Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.

Bệnh thối thân có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn. 

Điều kiện bệnh phát triển, gây hại

- Bệnh gây hại trên lúa vụ Hè Thu nhiều hơn vụ Đông Xuân do thời tiết ẩm ướt, độ  ẩm không khí cao.

- Bệnh xuất hiện vào khoảng 15 ngày sau khi sạ  và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.

- Ruộng lúa có mực nước càng cao, vi khuẩn xâm nhập càng dễ dàng hơn.

- Ruộng lúa bón phân đạm càng cao, bệnh phát triển càng nhanh và càng nặng

- Ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn làm bệnh nặng hơn

Bệnh thối thân nếu không được phòng trừ sớm và hiệu quả rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Vì vậy, bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra, bám sát đồng ruộng để phòng trừ bệnh kịp thời hiệu quả, bảo vệ năng suất cho cây trồng vụ Đông xuân năm 2023 – 2024.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối thân

+ Bón phân cân đối không bón dư thừa phân đạm

+ Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện bệnh và có các phương pháp khắc phục kịp thời

+ Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt. Trường hợp ruộng lúa bị bệnh thối thân nặng thì bà con có thể kết hợp phun King F2 ngay cho ruộng lúa nhà mình.

+ Lưu ý: Ở những vùng đất bị nhiễm phèn nặng chất lượng nước kém (nước có pH dưới 5) nếu lấy nước phèn pha thuốc sẽ giảm hiệu lực hoặc mất hiệu lực của thuốc. Để khắc phục nước giảm phèn có thể dùng vôi bột liều lượng từ 100 - 200 g vôi bột/10 lít cho vào thùng khuấy dùng giấy đo pH nếu pH đạt 6-7 thì có thể lấy nước này pha thuốc.

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline