Bệnh tiêm hạch hạt trên lúa

Bệnh tiêm hạch hại trên lúa do nấm Sclerotium oryzae xuất hiện vào bất cứ giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, bệnh thường phát sinh vào tháng 9 – 10. Gây thiệt hại đáng kể về năng suất. Vậy dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh hại như thế nào? Hãy cùng King Bio tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

 

Tên thường gọi: tiêm hạch lúa, thối thân lúa

Tên khoa học: Sclerotium oryzae

Các loại cây trồng thường bị bệnh: Lúa nước…

Phân bố:

Là một trong số bệnh hại lúa tương đối nguy hiểm ở nước ta và cũng là bệnh phổ biến ở nhiều nước trồng lúa nước trên thế giới. Ở Ấn Độ, bệnh tiêm hạch có khi làm chết đến 70 - 80% mạ. Ở Nam Bộ, theo Roger, bệnh thường phá hoại nghiêm trọng ở các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng. Ở miền Bắc nước ta, từ năm 1954 tới nay năm nào bệnh cũng xuất hiện, gây ra nhiều tổn thất. 

 

Triệu chứng gây bệnh tiêm hạch lúa (Sclerotium oryzae Catt.)

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu mà nấm hạch có sự phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Thông thường, nấm hạch xuất hiện dưới bẹ lúa thấp. Rồi sau đó lan rộng ra từng bộ phận trên cây. Từ chấm nâu chuyển thành nâu đậm rồi chuyển sang đen hẳn.

 Bệnh nấm hạch lúa làm cho bộ phận nhiễm nấm bị thối nhũn. Khi mất hết dưỡng chất, lá lúa chuyển sang vàng rồi héo khô. Ở thể nhẹ, nấm hạch khiến hạt lép, năng suất giảm, chất lượng giảm.

- Cây lúa bị tiêm hạch lá vàng úa, khô chết. Khi cây bị nhẹ cây lúa có thể trỗ nhưng hạt lép nhiều. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng, hạch nấm thường hình thành ở mặt trong ống rạ gần mặt nước, ống rạ bị bệnh thường phân giải thành chất nhầy, có mùi hôi. Khi ống dạ thối nhũn thì toàn bộ cây bị lụn xuống, lúc này rễ cây lúa bị thối đen. 

Nguyên nhân gây bệnh tiêm hạch lúa (Sclerotium oryzae Catt.)

- Phát hiện bệnh tiêm hạch do nấm Selerotium Oryzae lần đầu tiên vào năm 1876.

- Sợi nấm Sclerotium oryzae Catt. mảnh, không màu, đa bào, nhiều nhánh, thường không hình thành vòi hút. Sợi nấm già có màu vàng và thắt lại ở các ngăn ngang, thường hình thành nhiều bào tử hậu hình tròn màu nâu đậm, vỏ dày.

- Hạch nấm hình cầu hoặc bầu dục rất nhỏ, hạch non màu trắng chuyển sang màu vàng nâu, hạch màu đen bóng, trơn, kích thước trung bình của hạt hạch 384 micromet.

- Hạch nấm Sclerotium oryzae Catt. thường được hình thành trong mô bẹ lá và phần thân cây phần trên sát mặt nước. 

- Quả thể bầu của nấm Sclerotium oryzae Catt. có màu đen, hình cầu cổ ngắn, đường kính 202 - 481 micrromet. Túi chùy có ống nhỏ ngắn, kích thước 90 - 128x 14 micromet, chứa từ 4 - 8 bào tử túi. Bào tử túi hình thoi hơi cong, có 3 ngăn ngang, màu nâu, các tế bào hai đầu màu nâu nhạt, có kích thước 3,8 - 5,3x7 - 8 micrromet. 

- Hạch nấm Sclerotium oryzae Catt. mọc rất mạnh trên các môi trường pH 6,5 - 8. Dung dịch lọc môi trường cấy nấm có tác dụng kích thích sinh trưởng của lúa. 

Đặc điểm hình thành hạch nấm:

+ Sự hình thành hạch nấm Sclerotium oryzae Catt. phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ rõ rệt, ở nhiệt độ 25 - 30 độ C hạch hình thành nhiều nhất. Nói chung khả năng chịu nhiệt độ của hạch rất cao. 

+ Hạch chịu đựng trong điều kiện khô dễ dàng và có thể sống từ 2 - 3 năm. Trong điều kiện ngập nước ở nhiệt độ thấp, hạch sống lâu hơn ở nhiệt độ cao., ở 5 độ C hạch sống 3 năm, ở 20 độ C hạch sống được 2 năm, ở 35 độ C hạch sống được 4 tháng. 

+ Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hạch chỉ sống được 1 năm. Hạch nấm có thể bị một số tác động lý hóa học tiêu diệt như rượu, Formol, axit axetic, NAOH 10%,...

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh tiêm hạch lúa

Vị trí xâm nhiễm của nấm vào cây lúa tùy thuộc vào chế độ nước ở trong ruộng. Bệnh tiêm hạch lúa phát triển mạnh trong điều kiện ngập nước, nước tù và ruộng yếm khí.

Trong giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, nếu ruộng lúa được tháo cạn nước thì bệnh sẽ giảm đi so với ruộng để nước ngập thường xuyên.

Bệnh tiêm hạch lúa gây hại nặng ở những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm, cấy với mật độ dày, ruộng thiếu ánh sáng.

- Cây lúa bị sây sát, sinh trưởng yếu bệnh thường xâm nhập dễ dàng. Sự phát sinh phát triển bệnh phụ thuộc vào chế độ phân bón và mật độ. Nếu bón quá lượng đạm thì cây bị bệnh nặng; nếu cấy lúa quá dày thiếu không khí và ánh sáng thì bệnh cũng nặng.

- Ở miền Bắc nước ta, trên các giống lúa mùa cũ ngắn ngày bệnh thường nhẹ hơn những giống lúa dài ngày nhất là lúa mùa muộn. Ngoài ra, những giống lúa cứng cây, số lá và dảnh vừa phải gây bệnh thường nhẹ hơn những giống lúa cây mềm, rậm rạp. Nhưng trong vài năm gần đây trên những giống lúa mới ngắn ngày, cứng cây bệnh ít phát sinh và phá hại, đặc biệt là một số giống của Viện Lúa Quốc Tê. 

- Ở vụ mùa, bệnh thường phát sinh mạnh từ tháng 9 - 10 dương lịch khi nhiệt độ không khí 27 - 30 độ C. Ở vụ xuân, bệnh phát sinh mạnh từ tháng 5.  

Biện pháp phòng trừ bệnh tiêm hạch hại lúa 

Để có thể quản lý tốt bệnh tiêm hạch hại lúa, bà con cần thực hiện kết hợp các biện pháp sau đây:

  • Nên sử dụng những giống lúa kháng bệnh: Chẳng hạn như nhóm giống lúa Japonica (lúa Nhật) có khả năng chống bệnh cao hơn nhóm giống lúa Indica.
  • Những ruộng bị bệnh cần dọn sạch rơm rạ, gốc rạ đem đi đốt, không nên chất thành đống hoặc phủ đất các cây trồng khác ngoài đồng ruộng. Bà con nên cày úp gốc rạ để tiêu diệt nguồn bệnh là hạch nấm trên tàn dư và đất đai.
  • Bà con nông dân nên áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) để cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu, hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
  • Bón phân cân đối hợp lý, bà con nên sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa, liều lượng bón tùy theo loại chân đất và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Khi phát hiện sâu bệnh gây hại, bà con cần vơ bỏ các lá lúa già khô chết, thay nước ruộng và sử dụng một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật sau để phun diệt ổ bệnh.

 

 

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline