1. Trước tiên ta cần biết: độ pH đất là gì?
Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất.
- pH = 7 là đất trung tính.
- pH < 7 đất có tính axit (đất chua).
- pH > 7 đất có tính kiềm.
Hiểu thế nào là đất có pH thấp?
- Đất có pH thấp hay còn gọi là đất có độ pH dưới 7 hay còn gọi là đất chua.
- Ta vẫn thường bắt gặp với các tên khác như: đất chua, đất kiềm, đất trung tính, đất đều là tên gọi của đất khi có độ ph thấp, cao và trung bình.
2. Hoạt động của các nguồn dinh dưỡng trong môi trường pH thấp.
- Đất càng chua thì nồng độ ion H+ càng nhiều. Ion này không đóng vai trò trao đổi như các Cation khác mà tấn công và các khoáng chất đất là giải phóng Al3+, Sau khi được tách khỏi cấu trúc khoáng, ion Al3+ được hấp thụ lên bề mặt keo đất tại các vị trí trao đổi hoặc các vị trí tự do trong dung dịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy Al3+ có tính độc cao đối với hầu hêt các vi sinh vật, là nguyên nhân chính gây hại cho cây trồng.
- Ph trong đất quá thấp là cơ hội khiến Al3+ + PO43- tạo thành AlPO4 khiến lân bị “Siết chặt” trong đất, kho tan, cây không hấp thụ được nếu không có các biện pháp kịp thời sẽ kiến cho cây còi cọc, suy yếu, năng suất kém, thậm chí có thể gây đến chết cây.
- Ngoài ra, pH đất thấp sẽ khiến cho các chất vi lượng trở nên linh hoạt. Điển hình như Fe, Cu, Mn, Bo, Zn quá trình hòa tan diễn ra nhanh chóng, là nguyên nhân dẫn đến đất bị thoái hóa nhanh.
- Khi đất có độ pH thấp, sự phát triển của các vi sinh vậy có lợi cũng vị ảnh hưởng, đó cũng là nguyên nhân khiến lượng chất hữu cơ trong đấy bị ít đi.
3. Sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng bị ảnh hưởng thế nào khi pH trong đất thấp.
Về phía cây trồng, đa số cây trồng hấp thu tốt dinh dưỡng ở mức pH trung tính.
-
N, K, S được cây hấp thu tốt ở mức pH từ 6-8
-
Lân được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 6-7
-
Canxi, magie được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 7-8.5
-
Bo, Cu, Zn được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 5-7
-
Fe, Mn được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 4.5-6
Tóm lại: pH đất là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đến độ tan của các yếu tố dinh dưỡng trong môi trường đất. Khi độ pH trong đất càng thấp khả năng hấp thụ dinh dưỡng càng thấp, tuy nhiên không có nghĩa rằng khi độ pH trong đất càng cao thì độ pH đất càng cao thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng càng cao. Cây trồng chỉ hấp thụ dinh dưỡng ở ngưỡng pH thích hợp, ngưỡng pH này được gọi là trung tính và đạt từ 5,5-7,5. Nên cần phải duy trì ở mức này để đảm bảo toàn bộ dinh dưỡng cung cấp cho cây được hấp thụ một cách tối đa, hiệu quả nhất.
4. Mách bạn một vài cách tăng độ pH trong đất
Việc cân đối độ pH trong đất là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các yếu tố dinh dưỡng, các, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, quá trình phát triển của cây.
Nắm chắc được cụ thể độ pH của đất bằng các phương pháp như: thử giấy quỳ, sử dụng bút đo pH đất chuyên dụng
Các biện pháp giúp tăng độ pH trong đất.
- Sử dụng vôi khi đất có độ pH thấp: đây có lẽ là biện pháp không mấy xa lạ bởi vì đất chua hay đất có pH thấp là đất chứa nhiều ion H+ ở dạng tự do và dạng tiềm tàng (do các ion Al3+, Fe3+, Fe2+… thủy phân tạo thành). Khi bón vôi sẽ làm trung hòa H+ va làm kết tủa các ion kim loại đó lúc này độ chua của đất sẽ giảm hay nói cách khác pH đất sẽ tăng.
- Sử dụng Kali Cacbonat, là loại tan được hoàn toàn trong nước nên có thể áp dụng vào hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun, tưới trực tiếp.
- Tro đốt từ củi cũng có tính kiềm cao và có thêm các vi chất dinh dưỡng như canxi, kali, photphat và boron. Tuy không có hiệu quả như vôi, nhưng tro bếp có thể tăng độ pH đáng kể trong thời gian dài. Lưu ý không bón tro lúc cây đang nảy mầm
- Sử dụng Kali Cacbonat, là loại tan được hoàn toàn trong nước nên có thể áp dụng vào hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun, tưới trực tiếp.
- Ngoài ra một số biện pháp cũng có thể cải thiện được độ pH tăng đáng kể như sử dụng vỏ hầu, vỏ trứng,…